Motor điện ( còn gọi là động cơ điện ) là động cơ dùng điện điện nói chung được phân loại theo nhiều cách khác nhau như: 1 pha hay 3 pha, một chiều hay xoay chiều, Rotor lồng sóc hay dây quấn, Motor vạn năng,…………….Và dù cho là loại Motor nào thì chức năng chính của nó cũng là tạo là nguồn động lực cơ học cần thiết cho mọi các thiết bị, máy móc, dây chuyền công nghệ hoạt động.
Ngày nay, phương thức sử dụng nguồn năng lượng điện được phổ biến hầu như đến mọi ngóc ngách của đời sống sinh hoạt thường nhật cũng như các lĩnh vực khác mà đặc biệt là lĩnh vực sản xuất. Chúng ta có thể thấy hầu như mọi nhà máy đều phải dùng điện để sản xuất. Như vậy, Motor điện là thiết bị chính vô cùng quan trọng tạo ra nguồn động lực cơ học để vận hành tất cả các dây chuyền sản xuất cũng như máy móc thiết bị khác.
Trong quá trình vận hành, vì nhiều lý do mà dẫn đến cháy hoặc hỏng hóc Motor như: nguồn điện không ổn định, mất pha, quá tải, rơ ổ trục – bạc đạn,……..nên cần phải sửa chữa hoặc thay thế Motor mới. Chi phí mua động cơ mới rất tốn kém, có khi lên đến hàng tỉ đồng trong khi chi phí quấn sửa lại chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong tổng giá trị của Motor nên giải pháp quấn sửa lại được rất nhiều đơn vị lựa chọn.
Mục Lục
Tại Sao Phải Dùng Dây Đồng Quấn Motor
Vậy thì, dựa vào đâu để bạn quyết định chọn giải pháp quấn sửa lại Motor, liệu nó có thể đáp ứng được yêu cầu hoạt động so với nguyên bản và mức độ tin cậy là bao nhiêu để bạn yên tâm chọn nhà cung cấp dịch vụ. Để Quý khách có cơ sở đánh giá vấn đề trên chúng tôi xin giới thiệu một số vấn đề cốt lõi mang lại chất lượng của một Motor điện quấn sửa lại như sau:
1. Giảm độ từ thẩm:
Chúng ta biết tính chất cơ bản của Motor điện là chuyển hóa năng lượng điện thành năng lượng cơ học trên trục quay của động cơ ( Rotor ) thông qua cơ chế truyền từ trường từ Stator sang Rotor, mức độ năng lượng truyền sang Rotor phụ thuộc rất nhiều vào độ từ thẩm của lỗi sắt Stator và Rotor. Thông thường sau mỗi lần bị cháy, độ từ thẩm của lõi sắt từ sẽ bị giảm đi một phần.
Như vậy, khi quấn lại một động cơ bị cháy nếu không được kỹ sư có kiến thức, kinh nghiệm tính toán điều chỉnh mà cứ quấn lại như cũ thì sẽ bị giảm công suất cũng như phát nhiệt nhiều và nhanh bị cháy lại. Thông thường, nhiều cơ sở quấn Motor hay làm lại như cũ nên hiệu quả hoạt động của Motor không cao.
Nếu được tính toán đúng thì một Motor quấn sửa lại có thể đạt 95% công suất như Motor mới.
2.. Lót cách điện và tẩm sấy keo cách điện:
Trước khi quấn dây thì việc cần làm trước tiên là lót cách điện vỏ, trong quá trình quấn phải đảm bảo lót cách điện giữa cáp pha và sau khi quấn xong phải tẩm sấy keo cách điện cho từng rãnh dây nhằm giảm thiểu nguy cơ say ra các sự cố như: chạm vỏ, chạm pha, chạng vòng,……tất cả tùy vào mức độ mà có thể làm cháy động cơ, điện giật,….Vì vậy vật liệu lót cách điện cần đảm bảo độ cách điện, bền với thời gian, có khả năng chịu môi trường nhiệt độ cao độ ẩm.
3. Chất liệu và chất lượng dây quấn
Thông thường dây quấn Motor là chất liệu bằng Đồng có tráng 1 lớp men cách điện bên ngoài. Tuy nhiên, để giảm giá thành nhiều đơn vị sửa chữa dùng dây Nhôm làm dây quấn thay cho dây Đồng, điều này làm giảm đáng kể công suất cũng như độ bền của Motor. Ngoài ra, chất lượng dây cũng có rất nhiều loại với độ tinh khiết khác nhau cũng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng vận hành của Motor.
4. Phương pháp quấn dây
Phương pháp quấn dây ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng vận hành của Motor, có nhiều cách khác nhau như dùng tay hoặc máy để đưa dây quấn vào các rãnh của Motor. Tuy nhiên, phương pháp quấn đúng cũng như sự cẩn thận, tỉ mỉ giúp các cuộn dây được đua vào rãnh một cách nguyên vẹn, phương pháp không đúng và sự thiếu cẩn thận có thể làm giãn các sợi dây cũng như rạn nứt, tróc lớp men cách điện và điều này khiến động cơ vận hành không bền.
Báo Giá Các Loại Dây Đồng Quấn Motor
Hiện tại giá dây đồng quấn mô tơ trên thị trường đang dao động theo mức gia ghi trong hình:
Xem thêm: Cấu Tạo, Nguyên Lý, Cách Bảo Vệ IGBT Và 6 Điểm Cần Lưu Ý