Cách đấu điện 3 pha sang 1 pha. Lấy điện 1 pha từ 3 pha thế nào? Cách tách điện 3 pha thành 1 pha chính xác nhất. Điện 3 pha 200V, 220, 380V là gì? Cách đấu điện 3 pha 4 dây có dễ không? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây! Hướng dẫn từ các chuyên gia của Standa Việt Nam.
Mục Lục
Điện 3 pha là gì
Trong hệ thống dẫn điện có 2 loại : điện 1 pha và điện 3 pha. Mỗi loại điện lại phù hợp với những nhu cầu sử dụng khác nhau.
Điện 3 pha là điện sử dụng 3 pha dây nóng, 1 dây nguội, trên hệ thống điện 3 pha 4 dây.
Trên thực tế, điện 3 pha thường được sử dụng nhiều cho các hệ thống sản xuất công nghiệp, nhà xưởng, xí nghiệp….sử dụng nhiều máy móc công suất lớn có yêu cầu cao về điện.
Tuy nhiên, hiện nay điện 3 pha đã được dùng rộng rãi hơn trước đây rất nhiều. Một số hộ gia đình có điều kiện, có nhiều thiết bị điện, hoặc tận dụng nguồn điện 3 pha có sẵn, đã sử dụng kèm cho gia đình.
Hiện có 3 chuẩn điện 3 pha trên thế giới bao gồm 200V/3F, 220V/3F, 380V/3F(Việt Nam sử dụng theo chuẩn này). Vì vậy ở bài viết hôm nay chúng ta sẽ tập trung nói về điện 3 pha 380V. Các thông tin về điện 3 pha 200V và 220v sẽ có trong các bài viết sau.
Điện 1 pha là gì
Điện 1 pha là loại điện được dùng nhiều hơn cả. Điện chúng ta sử dụng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày là điện 1 pha. Thậm chí với những hoạt động sản xuất quy mô nhỏ cũng dùng điện 1 pha.
Điện 1 pha trên thế giới cũng chia ra là 3 chuẩn chính : 100V/1F, 110V/1F và 220V/1F. Tại Việt Nam đang dùng điện 220V. Tuy nhiên trên thực tế, điện lưới của chúng ta có những nơi điện áp rất thấp, phập phù, không đủ 220V. Vì vậy, đa phần các hộ gia đình sử dụng thêm ổn áp.
Ở bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách lấy điện 1 pha từ 3 pha! Đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn đã đặt ra cho chúng tôi trong quá trình tư vấn về các sản phẩm của Standa Việt Nam.
Cách đấu điện 3 pha sang 1 pha
Nội dung phần này chia sẻ cách tách điện 3 pha thành 1 pha trong hệ thống điện 3 pha 4 dây 380V. Trong một số trường hợp thực tế có thể khác nhau, các bạn chú ý!
Đường dây hạ thế của chúng ta bao gồm 4 dây : 3 dây pha và 1 dây trung tính. Tên gọi điện 3 pha bắt nguồn từ đây. 3 dây pha được gọi là dây nóng, dây trung tính gọi là dây nguội.
Điện áp giữa 2 dây pha(nóng) là điện áp dây có giá trị 380V. Điện áp giữa 1 dây pha và dây trung tính là điện áp pha, có giá trị 220V. Đây là dòng điện chúng ta cần lấy ra. Vậy, muốn lấy điện 1 pha từ hệ thống điện 3 pha chỉ cần đấu với 1 dây pha bất kỳ và dây trung tính!
1. Nguyên tắc chuyển đổi các cuộn dây 3 pha sang hoạt động 1 pha
Điện áp định mức trên cuộn dây không đổi
Phải đặt 1 trong 2 cuộn dây pha thành cuộn làm việc cuộn còn lại thành cuộn khởi động
Trị số tụ điện phải chọn sao cho góc lệch pha giữa dòng điện cuộn làm việc và khởi động đạt 900.
Các sơ đồ nguyên lý chuyển đổi đấu motor 3 pha thành 1 pha
Theo nguyên tắc trên tuỳ theo điện áp nguồn và điện áp định mức của cuộn dây pha mà ta chọn 1 trong 4 sơ đồ sau:
Ví dụ : Một động cơ 3pha có nhãn hiệu D/Y – 220/380v
Nếu điện áp nguồn cung cấp cho động cơ là 220v sau khi đấu thành 1pha thì ta chọn sơ đồ hình 1 và hình 3
Nếu điện áp nguồn cung cấp cho động cơ là 380v sau khi đấu thành 1pha thì ta chọn sơ đồ hình 2 và hình 4
Tính chọn trị số tụ điện làm việc (tụ ngâm) và tụ khởi động theo công thức
Bước 1: Tính điện dung tụ điện làm việc
Trong đó :
Ipha đm là dòng điện định mức của động cơ
UL là điện áp nguồn 1pha mà động cơ sẽ hoạt động khi đấu 1pha
k là hệ số tính toán phụ thuộc vào từng sơ đồ đấu dây cụ thể :
– Sơ đồ hình 1 : k = 4800
– Sơ đồ hình 2 : k = 2800
– Sơ đồ hình 3 : k = 1600
– Sơ đồ hình 4 : k = 2740
Bước 2: Tính điện áp tụ điện làm việc
UC > 1.5 UL
Bước 3: Tính điện dung tụ điện khởi động
Ckđ =(2-3)CLV
Tính trị số tụ điện theo kinh nghiệm
Với những động cơ chạy lưới 220v thì cứ 1kw phải có CLV= 65 mF
Ví dụ : Động cơ 3pha 220/380v, 0,6kw đấu lại chạy 1pha 220v thì phải dùng tụ điện có điện dung:
CLV = 70x 0,6 = 39 mF
Ckđ =(2-3)CLV = (78-117)mF
Ví dụ : Một động cơ 3pha công suất 1kw điện áp 220/380v dòng điện 4.2/2.4A. Hãy đấu lại để sử dụng ở mạng 1pha 220v.
Giải:
– Nếu theo kinh nghiệm
CLV = 65 mF
Ckđ =(2-3)CLV = (130-195)mF
Hai tụ này là tụ dầu có Uc > 380v
– Theo công thức ta chọn sơ đồ:
+ Với hình 1:
+ Với hình 3:
2. Cách kết nối tụ thường trực với động cơ trong đấu motor 3 pha thành 1 pha
Trong thực tế, Động cơ 3 pha thường được kết nối theo 2 cách là kết nối sao và kết nối tam giác. Do đó để đơn giản hóa việc chuyển chuyển đổi động cơ 3 pha sử dụng lưới điện một pha tôi sẽ hướng dẫn cách kết nối chỉ cần 1 tụ điện thường trực với động cơ 3 pha để nó hoạt động với điện áp 1 pha, cách đảo chiều quay động cơ, ước tính, tính toán điện dung của tụ điện thích hợp
Xem thêm: So Sánh Chi Tiết Máy Phát Điện 1 Chiều Và Máy Phát Điện Xoay Chiều