Ưu Và Nhược Điểm Chính Của Công Tơ Điện Tử Thợ Cũng Không Biết

February 27, 2019 8:44 am
Rate this post

Trên lưới điện Việt Nam hiện nay đang sử dụng rất nhiều loại công tơ điện tử 03 pha nhiều biểu giá có thể lập trình được: công tơ điện tử A1700 (Elster), công tơ ZMD (LandisGiry), công tơ EDMI (Genius -Singapore), ION 8600 (Canada), Iskra (Solovania)… Trong đó, công tơ A1700 do hãng Elster sản xuất là loại công tơ đang được sử dụng phổ biến vì có nhiều ưu điểm vượt trội, thoả mãn những yêu cầu đo đếm điện năng hiện hành.

Sau đây là một số đặc điểm cơ bản và các nhược điểm chính của công tơ A1700, các lưu ý, các lỗi thường gặp để có thể ứng dụng trong vận hành, thí nghiệm, kiểm định, hiệu chỉnh và kinh doanh mua bán điện năng…

Công tơ điện tử nhiều biểu giá A1700

Công tơ A1700 là loại công tơ có khả năng đo nhiều biểu giá phức tạp đang được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và thương mại. Với khả năng giám sát và lưu trữ dữ liệu, các tính năng của A1700 ngày càng trở nên ưu việt hơn. A1700 có thể hoạt động độc lập hoặc là một phần trong hệ thống nhiều công tơ, có khả năng ghi nhận, xác định tên khách hàng và có một cổng quang để phục vụ cho việc truyền thông tại chỗ. Hai khe cắm phía dưới nắp nhãn công tơ được thiết kế để sử dụng khi có nhu cầu cần thêm một đầu vào/ra và một module truyền thông.

A1700 có các đặc tính nỗi bật như khả năng đo trực tiếp hoặc gián tiếp, cấu trúc nhiều biểu giá, hiển thị kiểu ma trận điểm với hai hàng, đo giá trị tức thời các thông số về điện, hai khe cắm module dành cho chức năng mở rộng, góc đọc số liệu rộng, thiết kế với cấp chính xác và độ an toàn cao.

Về biểu giá, công tơ A1700 có 32 thanh ghi thời gian sử dụng, 8 thanh ghi thời gian nhu cầu cực đại (khối hoặc thanh trượt),5 nhu cầu điện năng̣ bất thường, 12 mùa, 24 ngày chuyển đổi mùa, 96 lần chuyển đổi, 64 ngày đặc biệt trong năm.

Dữ liệu về phụ tải có thể được lưu tới 900 ngày (tuỳ theo phiên bản, đặt hàng). Ngoài ra, A1700 còn có thêm chức năng trượt biểu giá. Tính năng này rất thuận lợi cho việc sử dụng biểu giá mới ở cùng thời điểm cho nhiều công tơ ở các vị trí khác nhau. Công tơ có thể xoá giá trị thanh ghi về 0 và truy xuất được mức mật khẩu cao nhất từ công tơ (trường hợp mất mật khẩu).

Nhìn chung, công tơ A1700 có nhiều tính năng nổi trội, đáp ứng được các yêu cầu đo đếm điện năng hiện hành và phục vụ tốt cho thị trường điện cạnh tranh, dễ sử dụng trong quản lý, vận hành, đọc chỉ số công tơ (do được Việt hoá, không dấu) và cũng không quá phức tạp trong cài đặt cấu hình, phần mềm dễ sử dụng…

Điểm hạn chế của công tơ điện tử

Tuy nhiên, công tơ A1700 cũng có một số mặt hạn chế làm giảm tính ưu việt của nó như bị trôi sai số theo thời gian, kể cả công tơ có cấp chính xác 0,2s (không đạt sai số trong kiểm định định kỳ). Công tơ bị lỗi hiển thị chỉ số hàng trăm ngàn MWh (100.000 MWh, công tơ sản xuất năm 2009, 2010).

Hiện nay hãng Elster cũng chưa cung cấp các Firmware hoàn chỉnh để sửa các lỗi này. Công tơ bị hỏng do quá điện áp hay tăng điện áp lên gấp 2 lần và duy trì một thời gian dài sau khi có sét đánh. Để xử lý lỗi này thì chỉ cần cô lập mạch áp (cắt Áptômát mạch điện áp) thì công tơ sẽ hết lỗi. Khi đang tiến hành cài đặt công tơ, nếu mất áp hoặc mất kết nối đột ngột (rơi đầu đọc) thì công tơ có thể bị “treo” (không sử dụng được). Một số lỗi phải gửi trực tiếp qua hãng mới xử lý được như 0000000, 00400000, 00000720, 00000640…

Mặt khác có quá nhiều phiên bản phần mềm (Version: 2.3.0.38, 2.4.1.2, 2.4.1.16, 2.4.1.18, 2.4.1.26, 2.4.1.28. 2.4.1.29), người lập trình phải cẩn thận chọn phiên bản phù hợp để cài đặt cho từng kiểu công tơ -A, -B, -Y, -5… vì sẽ có một số lỗi không tương thích giữa Firmware công tơ và chương trình cài đặt. Thiết kế của công tơ điện tử A1700 cũng như các loại công tơ khác, không thể tự phát hiện bộ phận nào của công tơ bị hư hỏng hay cấu trúc chương trình cấu hình bị lỗi nếu không có các thiết bị chuyên dụng đặc biệt.

Tuy nhiên cũng có thể phát hiện trong một giới hạn nào đó để xác định hư hỏng đó là ở bên trong hay bên ngoài công tơ. Nếu công tơ A1700 không làm việc bình thường thì nên thực hiện theo các bước chỉ dẫn trong các sơ đồ bên dưới có thể phát hiện được lỗi. Đây là một trong các bước giúp nhân viên vận hành, cán bộ kiểm tra sớm phát hiện và xử lý các lỗi kịp thời, chính xác.

Để sử dụng có hiệu quả công tơ A1700 trong giao nhận, mua bán điện năng cũng như trong công tác kiểm định, hiệu chỉnh, chúng ta cần nắm rõ các tính năng, đặc điểm cơ bản nổi trội, cũng như các nhược điểm của công tơ. Việc thực hiện đúng các chu trình phát hiện lỗi cũng góp phần xác định, loại bỏ những sai sót trong lắp đặt, vận hành, có phương án xử lý thích hợp những công tơ bị lỗi, giúp việc quản lý vận hành hiệu quả hơn.